Trụ sở chính: Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Xã Nam Sơn, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, Việt Nam.
VPGD: Tầng 22, Tháp Tây, Tòa nhà Lotte Center, 54 Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP Hà Nội, Việt Nam.
Số điện thoại: 0243 200 5850
Website: vnty.com.vn
Nhà máy điện rác Sóc Sơn là một trong những dự án được đầu tư với hy vọng giải quyết vấn đề rác thải của TP.Hà Nội. Theo dự kiến nhà máy sẽ vận hành trong tháng 1/2022, tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tiến độ của dự án đang bị ảnh hưởng.
Dự án Nhà máy đốt rác phát điện Sóc Sơn của Tập đoàn Thiên Ý nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhà máy được giới thiệu "sử dụng công nghệ đốt rác châu Âu", công suất đốt 4.000 tấn rác mỗi ngày, thu được 75 MW điện mỗi giờ.
Khi đi vào sử dụng, đây là nhà máy xử lý rác lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Khi đi vào hoạt động, nhà máy dự kiến sẽ xử lý hơn 2/3 số rác của toàn TP.Hà Nội.
Theo quy hoạch xử lý chất thải rắn của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn, trong đó có xử lý chất thải sinh hoạt. Thế nhưng, trên thực tế, ngoài 3 khu xử lý hiện hữu là bãi rác Xuân Sơn, bãi rác Nam Sơn và khu xử lý chất thải Cầu Diễn thì nhiều dự án xử lý rác thải của Hà Nội vẫn bất động.
Hiện tại nhà máy điện rác Sóc Sơn là dự án khả thi duy nhất của thành phố Hà Nội, dự kiến sẽ vận hành trong tháng 1/2022, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ của dự án.
Ông Lý Ái Quân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội cho hay: "Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong 2 năm qua, đặc biệt trong năm nay đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ. Bình thường công trường có hơn 1.000 công nhân làm việc, nhưng qua những đợt giãn cách xã hội số lượng công nhân và chuyên gia, kỹ sư bị giảm".
Hình ảnh công nhân đang hoàn thiện các công đoạn cuối của dự án.
Hiện tại nhà máy điện rác Sóc Sơn đã hoàn thiện 100% phần lắp đặt máy cho nhà máy chính, đối với các công trình phụ trợ như khu xử lý nước thải, tháp làm mát, khói thải đang trong giai đoạn hoàn thiện, các thiết bị phục vụ cho hạng mục này được nhập khẩu từ Đức và một số quốc gia khác dự kiến cuối tháng 11/2021 sẽ cập cảng về đến Việt Nam.
Lái xe chở rác tập làm quen với quy trình mới tại nhà máy.
Xe chứa rác đưa vào lò đốt.
Hệ thống cân điện tử xác định khối lượng rác thải vận chuyển trong ngày. Các xe chở rác sau khi đến với nhà máy sẽ được cân trọng tải bằng hệ thống cân tự động.“Theo kế hoạch phí vận hành nhà máy của chúng tôi sẽ chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ bắt đầu đưa vào vận hành, căn chỉnh, hiệu chỉnh kỹ thuật, lò đốt đầu tiên sẽ được vận hành vào tháng 1/2022. Giai đoạn 2 sẽ có 2 lò đốt với hệ thống kỹ thuật khác cũng sẽ được cân chỉnh và đốt vào cuối tháng 2/2022, cuối tháng 3 hệ thống còn lại được vận hành và trong quý I/2022 tất cả 5 lò đốt của chúng tôi sẽ hoàn thiện đi vào vận hành, căn chỉnh hệ thống kĩ thuật với công suất 4.000 tấn rác mỗi ngày, đến quý II/2022 toàn hộ hệ thống của chúng tôi sẽ vận hành ổn định", ông Lý Ái Quân chia sẻ thêm.
Theo Sở xây dựng Hà Nội, mỗi ngày trên địa bàn thành phố Hà Nội phát sinh khoảng 7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, vì vậy nhà máy điện rác Sóc Sơn đi vào hoạt động, giúp giải quyết vấn đề rác thải ùn ứ và tránh hiện tượng quá tải xảy ra tại bãi rác Nam Sơn hồi đầu tháng 11.
Nguồn: danviet.vn